Dịch vụ
Quy định về việc mở công ty có vốn nước ngoài
Trước khi mở công ty có vốn nước ngoài tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư cần nắm được các quy định cũng như các thông tin mở công ty có vốn nước ngoài mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây!
Quy định cần biết khi mở công ty có vốn nước ngoài 2018
Vấn đề đầu tiên nhà đầu tư cần biết đó là chính sách thuế áp dụng cho công ty có vốn nước ngoài, với các quy định này để việc nhập khẩu tài sản cố định, nhập khẩu hàng hóa, mua máy móc phục vụ cho sản xuất. Quy định này như sau:
– Mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ áp dụng cho công ty có doanh thu trên 15 tỷ và dưới 15 tỷ.
– Trường hợp được miễn thuế đối với việc nhập khẩu tài sản cố định
– Mức ưu đãi thuế nếu thuê đất của nhà nước, thuê đất trong cụm công nghiệp, thuê đất trong khu công nghiệp.
– Cách tính thuế của doanh nghiệp chế xuất và quy định về công ty nước ngoài không chịu thuế giá trị gia tăng.
Vấn đề thứ hai, nhà đầu tư cần quan tâm đến loại hình mở công ty có vốn nước ngoài phổ biến hiện nay. 02 loại hình phổ biến đó là: mở công ty có vốn nước ngoài theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nhà đầu tư cần nắm được đặc trưng của mỗi loại hình, xem xét có gì khác biệt trong quản lý điều hành kinh doanh để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Song song đó là việc lựa chọn người đại diện pháp luật của công ty.
Thứ ba, nhà đầu tư cần nắm được các lĩnh vực đầu tư kinh doanh được phép hoạt động, quy định về điều kiện cần có trước khi mở công ty có vốn nước ngoài. Một số ngành nghề kinh doanh phổ biến được người nước ngoài quan tâm như:
– Người nước ngoài được mở công ty có vốn nước ngoài về xây dựng với đủ các ngành nghề nhưng lại chưa được thực hiện dịch vụ vệ sinh các tòa nhà cao tầng.
– Người nước ngoài được mở công ty có vốn nước ngoài xuất nhập khẩu hàng hóa, quyền phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa nhưng lại không được thực hiện hoạt động môi giới thương mại.
– Người nước ngoài được mở công ty có vốn nước ngoài hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa nhưng khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa thì cần đảm bảo các điều kiện về kho bãi.
Các loại hình khi mở công ty có vốn nước ngoài
Khi mở công ty có vốn nước ngoài, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các loại hình dưới đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
Đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn lại được chia thành 2 loại: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Vốn điều lệ của công tyđược chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa;
- Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp quy định.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Công ty cổ phần có vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ khi mở công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam cần có các thành phần cơ bản sau đây:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Hộ chiếu còn hiệu lực
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: nhà đầu tư, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn – phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
- Giải trình về sử dụng công nghệ nếu có. Nội dung giải trình gồm: tên công nghệ, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng thiết bị và dây chuyền công nghệ.