Dịch vụ
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp - công ty mới thành lập
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp - công ty mới thành lập
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp mới thành lập là thủ tục xin cấp các bảo hiểm cần thiết cho người lao động, đây là quy định bắt buộc phải thực hiện dựa theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và nghị định 143/2018/NĐ-CP. Tham khảo ngay dịch vụ làm BHXH tại ANPHAT chỉ từ 1.000.000VNĐ.
Doanh nghiệp, công ty mới thành lập phải đăng ký bảo hiểm ?
Không có luật nào quy định cụ thể thời điểm một công ty hay doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động phải đóng góp vào việc thanh toán bảo hiểm ngay khi ký kết hợp đồng lao động với nhân viên của mình. Dựa theo điều luật được quy định trong luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắc buộc bao gồm:
-
Người lao động Người lao động làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn hoặc làm một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, bao gồm toàn bộ hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động dưới 15 tuổi theo luật lao động;
-
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
-
Người lao động là nhân viên của công ty và là công dân Việt Nam;
Vì thế các công ty, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng lao động với người lao động với thời gian từ 1 tháng trở lên cần phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu không thực hiện chủ doanh nghiệp có thể dối mặt với nhiều mức phạt nặng được quy định bởi pháp luật.
Ngoài những trường hợp bắt buộc tham gia ra thì doanh nghiệp có thêm không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu thuộc trường hợp dưới đây:
-
Người lao động đã nhận lời thử việc tại công ty nhưng không có hợp đồng lao động với công ty.
-
Công việc kéo dài chưa đầy một tháng và chỉ là thỏa thuận miệng giữa hai bên mà không có hợp đồng lao động bằng văn bản.
-
Người lao động chỉ thực hiện công việc ít hơn 1 tháng.
Với các trường hợp trên doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Có những quy định cụ thể về mức đóng bảo hiểm xã hội của một doanh nghiệp và mức đóng dựa theo tỷ lệ sau:
-
Người lao động phải chịu 10.5% trên mức lương phải đóng bảo hiểm
-
Doanh nghiệp hoặc chủ sử dụng lao động phải đóng 21.5% mức lương bảo hiểm
Và doanh nghiệp có thể đóng BHXH theo các cách sau:
-
Đóng theo tháng: Bất kỳ ngày nào trong tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng mỗi tháng.
-
Đóng theo quý hoặc mỗi 6 tháng 1 lần: Chậm nhất là ngày cuối cùng của mỗi quý hoặc mỗi 6 tháng.
Không đóng bảo hiểm cho người lao động doanh nghiệp có bị phạt ?
Câu trả lời là có vì theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ/CP ngày 01/03/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH như sau:
-
Đối với doanh nghiệp không công khai đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp; không xác nhận việc đóng BHXH để người lao động làm hồ sơ lãnh trợ cấp thất nghiệp; không cung cấp hoặc cung cấp sai, thiếu thông tin về việc đóng BHXH bắt buộc cho người lao động sẽ bị phạt từ 500.000-1.000.000 đồng.
-
Doanh nghiệp không cung cấp đúng và đủ các thông tin hồ sơ liên quan đến việc đóng và nhận BHXH theo quy định nhà nước sẽ bị phạt từ: 5.000.000-10.000.000 đồng.
-
Đối với trường hợp đóng chậm, đóng không đúng mức quy định hoặc không đúng, không đủ đối tượng tham gia BHXH của doanh nghiệp ( không phải trường hợp trốn đóng mà là đóng không đủ số lượng ) sẽ bị phạt từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng tối đa 75.000.000 đồng.
-
Không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN sẽ bị phạt từ 18%-20% tổng số tiền phải đóng tối đa 75.000.000 đồng.
-
Đối với trường hợp trốn đóng BHXH hoặc BHYT thì mức phạt sẽ là từ 50.000.000 -75.000.000 đồng.
=> Bên trên là mức phạt của đối với doanh nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH) tại ANPHAT
Tùy vào từng trường hợp và điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà chi phí đăng ký BHXH sẽ thay đổi từ 1.000.000 đến tối đa 5.000.000 đồng.
Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm của ANPHAT trong việc phải thường xuyên giải quyết các rắc rối của doanh nghiệp bị xử phạt do “quên” các thủ tục hành chính, chúng tôi nhấn mạnh rằng bạn “bắt buộc” phải thực hiện đăng ký BHXH cho người lao động. Hãy đến với ANPHAT để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội một cách nhanh chóng để tránh bị phạt, cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự.